Làm thế nào để quản lý và cải tiến chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất?
Người Nhật có một triết lý rất hay và hiệu quả, hiện đã được hầu hết các nhà máy sản xuất áp dụng để tìm ra nguyên nhân của việc sản phẩm có chất lượng kém hay sự lãng phí hao hụt trong dây chuyền sản xuất. Từ đó đưa ra những phương pháp sửa đổi và cải tiến quy trình.
Các doanh nghiệp Việt có tài, có tiềm năng, nhưng vì chưa biết áp dụng các quy tắc và nguyên lý khoa học nên vẫn còn rất nhiều sai sót trong sản xuất dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa cao, tốn nhiều chi phí và tiêu tốn nguyên vật liệu mà không tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
Nguyên tắc 3M của người Nhật
nguyên tắc 3M trong quan ly chat luong
Nguyên tắc 3M là gì? 3M ở đây là viết tắt của:
- Muri: Quá sức, bất bình thường trong sản xuất.
Tức là một hoặc nhiều thành phần trong dây chuyền sản xuất (cả con người và máy móc) đều đang làm việc quá sức hoặc có sự bất thường trong hoạt động đều tạo ra những sản phẩm không chất lượng, làm tăng rủi ro trong sản xuất.
- Mura: Không đúng quy luật.
Một doanh nghiệp có tồn tại Mura là một doanh nghiệp đang vận hành sai bộ máy hay quy trình sản xuất.
- Muda: Sự nhàn rỗi.
Sự nhàn rỗi trong sản xuất chính là biểu hiện cho sự suy thoái của doanh nghiệp. Nếu máy móc của bạn đã lâu không sử dụng, thì đó chính là cảnh báo nguy hiểm mà bạn cần chú ý. Nếu nhân viên của bạn chưa có việc làm, vậy thì bạn đang lãng phí sức lao động, và sự trì trệ này có thể tạo nên những sản phẩm chất lượng kém.
Nguyên tắc 3G trong quản lý chất lượng
Vậy sau khi đã xác định được nguyên nhân, chúng ta sẽ làm thế nào để cải tiến chất lượng sản phẩm? Chúng ta lại có thể học tập một triết lý khác của người Nhật – Triết lý 3G. Triết lý này bao gồm:
- Genba: Hiện trường
Trong quản lý chất lượng, Genba tức là hiện trường sản xuất. Khi xuất hiện bất cứ vấn đề gì trong nguyên tắc 3M đã nói ở trên, người làm QC cần xuống hiện trường nhà máy để tìm hiểu, thu thập toàn bộ thông tin về sự cố, vấn đề đang gặp phải.
- Genbustu: Hiện vật
Khi chuyên viên QC đến khảo sát hiện trường, cần tìm đến hiện vật (máy móc hoặc con người, bộ phận ) đang gặp sự cố.
- Genjistu: Hiện trạng
Sau khi đã tiếp cận được với hiện vật, QC cần phải nắm được tình trạng của hiện vật này, nguyên nhân và hậu quả đang gây ra cho doanh nghiệp.
Từ đó, nhân viên QC có thể đưa ra những giải pháp hợp lý để giải quyết trong từng trường hợp cụ thể, thay vì chỉ ngồi 1 chỗ nhìn báo cáo và đưa ra quyết định 1 cách phiến diện. Người Nhật rất coi trong các hoạt động thực tế, sát sao trong từng quy trình, tối đa hóa hiệu quả từng bước sản xuất, đây là vấn đề mà hầu hết mọi doanh nghiệp Việt Nam đều còn yếu kém.
Để cải thiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đương nhiên là nhờ công sức của các chuyên viên QC. QC càng chuyên nghiệp thì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp càng được cải thiện với chi phí thấp nhất.
Tuy nhiên, hiện nay ở đa số các Doanh nghiệp Việt Nam chúng ta có thể thấy hiện trạng là có một số doanh nghiệp vẫn chưa có nhân viên QC hoặc có nhân viên QC nhưng chưa làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình là “Quality Control – kiểm soát chất lượng” mà đang làm công việc gọi là KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm). Vì vậy, một trong những vấn để của doanh nghiệp đó là phải “nâng tầm” cho đội ngũ QC của mình thông qua tự đào tạo hoặc đào tạo bên ngoài.
- GỐC TỌA ĐỘ MÁY CNC (16.09.2023)
- TUYỂN DỤNG KỸ SƯ LẬP TRÌNH PHAY CNC (15.08.2023)
- Tất cả những người thành công đều làm tốt từ những việc nhỏ nhất: Đừng là người tham vọng lớn nhưng (16.09.2021)
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT TÂN SỬU 2021 (01.02.2021)
- PLM là gì (28.11.2020)
- Rèn luyện thể dục thể thao (30.08.2020)
- Máy cắt dây CNC (27.10.2019)
- 10 điều cần biết nếu bạn muốn trở thành một Kỹ sư Cơ khí giỏi (16.06.2019)
- TUYỂN KỸ SƯ CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY (12.05.2019)
- Bạn là ai trong cuộc đời này? Thành công và hạnh phúc (20.04.2019)